Bệnh suy thận và phương pháp điều trị
Suy thận là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, dấu hiệu suy thận lại dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở đường tiết niệu. Cần nhận biết sớm để điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân suy thận phải chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bãi Cháy.
1. Nguyên nhân suy thận
là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, bao
gồm:
- Cao huyết áp:
Theo thời gian, tình trạng cao huyết áp có thể khiến các mạch máu nhỏ trong
thận bị tổn thương, ngăn chặn thận hoạt động đúng cách dẫn đến suy thận. Ngược
lại, thận cũng đóng góp vào việc điều chỉnh huyết áp của cơ thể, suy thận khiến
huyết áp tăng lên theo thời gian.
- Bệnh đái tháo đường tuýp
1 và 2: Việc có quá nhiều đường trong máu cũng có thể khiến các bộ lọc nhỏ
trong thận bị hỏng. Một phần vì đường huyết cao cũng gây tổn thương mạch máu,
phần vì thận phải gắng sức nhiều hơn nhằm loại bỏ đường dư thừa trong máu ra
ngoài.
- Cholesterol cao: Điều này có thể gây tích tụ mỡ trong
các mạch máu cung cấp tới thận, làm hẹp động mạch thận, giảm lưu lượng máu nuôi
thận. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân gây suy thận mà ít người nghĩ tới.
- Nhiễm trùng thận
- Mắc các bệnh ảnh hưởng
hệ miễn dịch như lupus, HIV/AIDS…
- Các bệnh do virus,
diễn ra trong thời gian dài như viêm gan B và
viêm gan C
- Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát
nhiều lần có thể làm thận bị tổn thương, là nguyên nhân suy thận trực tiếp
nhất.
- Bệnh thận đa nang: Có
nhiều u nang phát triển bên trong thận
- Tắc nghẽn dòng chảy
của nước tiểu: Sỏi thận hoặc
tình trạng phì đại tuyến tiền liệt có thể làm
tắc nghẽn đường ra của nước tiểu, về lâu dài đây cũng là nguyên nhân suy thận
- Tác dụng phụ của một
số thuốc hoặc nhiễm độc tố: Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc nhất
định, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhiễm độc chì, một
số loại ma túy… cũng có nguy cơ bị suy thận.
- Dị tật bẩm sinh gây ra các bất
thường về thận và đường tiết niệu như hẹp đường tiết niệu, khiến nước tiểu chảy
ngược lên thận, ứ đọng và gây nhiễm trùng…
2. Dấu hiệu suy thận
cần nhận biết sớm
Các dấu hiệu suy thận
dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác nên thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Một số triệu chứng thường gặp của suy thận bao gồm:
- Thường xuyên buồn
nôn và nôn mửa: Những người bị suy thận thường cảm thấy buồn nôn và nôn mửa do
các chất độc hại trong máu không được loại bỏ bởi thận.
- Cảm thấy mệt mỏi và
yếu: Những người bị suy thận thường cảm thấy mệt mỏi do chức năng thận hoạt
động không hiệu quả.
- Đau đầu thường
xuyên: Đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu của suy thận do bệnh gây tăng
huyết áp hoặc rối loạn điện giải.
- Tiểu ít hơn hoặc
nhiều hơn so với bình thường: Những người bị suy thận thường khó tiểu hoặc tiểu
nhiều hơn so với bình thường do chức năng thận suy giảm.
- Thay đổi về cảm nhận
hương vị của thức ăn hoặc mất vị giác: Những người bị suy thận thường cảm thấy
thức ăn không ngon miệng hoặc mất cảm giác vị do tăng mức độ acid uric trong
máu.
- Đau lưng thường
xuyên hoặc đau nhức vùng thận: Đau lưng thường xuyên hoặc đau nhức thận là dấu
hiệu điển hình của suy thận.
- Phù các bộ phận trên
cơ thể như mắt, chân và tay: Do thận giảm khả năng loại bỏ nước và muối nên có
thể gặp tình trạng phù mắt, mặt, mắt cá chân,...
3. Phương pháp điều trị suy thận
Để điều trị suy thận,
các bác sĩ thường áp dụng một số phương pháp kết hợp để đạt được hiệu quả tối
đa. Một số phương pháp điều trị suy thận thường sử dụng bao gồm:
- Điều trị nguyên nhân
gây bệnh: Nếu suy thận do bệnh lý khác thì điều trị nguyên nhân sẽ
giúp cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ tiến triển. Chẳng hạn như suy
thận do đái tháo đường, tăng huyết áp thì cần kiểm soát đường huyết cũng như
huyết áp ở mức cho phép.
- Điều chỉnh chế độ ăn
uống: Chế độ ăn uống phù hợp có thể giảm tải cho thận và cải thiện chức năng
thận. Người bệnh nên tránh ăn nhiều muối, chất béo và đường, tăng cường ăn rau
xanh, trái cây, các loại thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra, người bệnh suy thận
cũng nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa protein, đặc biệt là đối với ai đang
chạy thận nhân tạo.
- Sử dụng thuốc: Một
số loại thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng suy thận như thuốc giảm huyết
áp, thuốc giảm cholesterol, thuốc kháng viêm, thuốc kháng khuẩn và thuốc giảm
đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ để
tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các loại thuốc khác.
- Chạy thận nhân tạo:
Nếu suy thận đã ở mức độ nặng và không thể cải thiện bằng các phương pháp điều
trị trên, người bệnh có thể cần phải sử dụng thận nhân tạo. Chạy thận nhân tạo
thay thế chức năng lọc máu của thận, giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình
thường. Phương pháp này sử dụng máy lọc máu bên ngoài để loại bỏ các chất độc
hại rồi thải ra khỏi cơ thể bằng ống thông qua động mạch và tĩnh mạch.
4. Cách phòng ngừa bệnh suy thận tiến triển nặng, tránh phải
chạy thận
Vì các bệnh thận mạn
tính là nguyên nhân gây suy thận trực tiếp nhất. Vì vậy, nếu điều trị các bệnh
này từ giai đoạn đầu có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình bệnh tiến
triển thành suy thận mạn trong tương lai. Ở giai đoạn đầu, do tình trạng tổn thương thận ở mức nhẹ nên người bệnh hoàn toàn có thể khắc
phục được bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp
lý.
- Uống nhiều nước: Nước
có tác dụng thanh lọc, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp giảm bớt
gánh nặng giải độc của thận. Cơ thể cần cung cấp ít nhất 2 lít nước/ngày. Vì
vậy, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết.
- Không nên nhịn tiểu
thường xuyên: Việc nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên sẽ khiến bàng
quang bị căng tức, vô tình gây áp lực lên thận và là nguyên nhân gây ra bệnh
sỏi thận.
- Thực hiện chế độ ăn
uống hợp lý: Chế độ ăn hàng ngày của người bị suy thận nên bổ sung các
loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K, lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi… Người bị bệnh
thận không được ăn mặn, hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay nóng và nhiều
gia vị.
- Không sử dụng các chất
kích thích: Thuốc lá, rượu bia… và các chất kích thích khác không phải là
nguyên nhân suy thận trực tiếp, nhưng nó sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Tập thể thao hợp lý: Tập các bài tập yoga, các động tác kéo duỗi chân có tác dụng hỗ trợ khả năng hoạt động của thận.
Minh Khương