Khoa Dinh dưỡng

  • 2019/10/03 11:16

I. Quá trình hình thành và phát triển

- Với mong muốn cung cấp dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện một cách chuyên nghiệp và chất lượng cao; Tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với người bệnh giúp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, tháng 11/2011, Khoa Dinh Dưỡng được thành lập và đi vào hoạt động. 

- Từ khi thành lập đến nay, khoa dinh dưỡng luôn nhận được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của Ban giám đốc, sự ủng hộ và hợp tác chặt chẽ giữa các các phòng chức năng, các khoa lâm sàng. Cùng với sự năng động, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên trong khoa, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Bãi Cháy đang tiến từng bước vững chắc, hòa nhập với đà phát triển của Bệnh viện.

II. Cơ cấu nhân sự

- Tổng số nhân sự: 06

- Phụ trách Khoa: Bác sĩ dinh dưỡng Đỗ Thị Vân 

- ĐD trưởng khoa: Nguyễn Thị Kim Nhung

- ĐD viên: Đồng Thị Bích Thuỷ; Vũ Thị Thanh Huyền; Vũ Thế Biển

- Cấp dưỡng:  Lê Thị Thanh

III. Chức năng nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện theo các quy định hiện hành và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

- Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. 

- Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.

- Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.

- Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.

IV. Hoạt động chuyên môn và thành tích đạt được

Với gần 8 năm hoạt động, khoa Dinh dưỡng đã ổn định được tổ chức và xây dựng được đường lối hoạt động vững chắc cho khoa phát triển. Hiện nay, khoa đã thực hiện được tốt tất cả các nhiệm vụ, chức năng đề ra. 

4.1. Xây dựng, quản lý, giám sát về dinh dưỡng trong toàn viện, đảm bảo chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng và chỉ định chế độ ăn theo bệnh lý 

- Khoa đã và đang xây dựng chế độ ăn áp dụng cho bệnh nhân người lớn (trong đó có đầy đủ chế độ ăn bình thường, chế độ bồi dưỡng, chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn cho bệnh nhân thận, chế độ ăn cho bệnh nhân tim mạch, chế độ ăn cho bệnh nhân tiêu hoá, chế độ ăn cho bệnh nhân Gout, bệnh nhiễm khuẩn, hậu phẫu, chế độ ăn dành cho người nghèo) và chế độ ăn áp dụng cho trẻ em bao gồm chế độ ăn cho các lứa tuổi, chế độ ăn cho trẻ SDD, tiêu chảy và các chế độ ăn bệnh lý khác. Từ chỗ trong một thời gian dài bệnh nhân đến viện tự lo ăn uống và ăn uống tự do không được kiểm soát đến nay bệnh nhân nằm tại bệnh viện Bãi Cháy được ăn theo chế độ ăn bệnh lý.

- Người bệnh nặng được cung cấp suất ăn tại giường; người nhà bệnh nhân tới ăn tại căng tin của bệnh viện dưới sự tư vấn dinh dưỡng với các chế độ ăn bệnh lý. 

- Thường xuyên hội chẩn về dinh duỡng và xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân của các khoa phòng điều trị. 

- Hàng ngày, Khoa kiểm tra giám sát chặt chẽ từ nguồn nguyên liệu nhập vào đến khâu sơ chế, chế biến, lưu mẫu thức ăn 24h, đảm bảo không xảy ra trường hợp ngộ độc thức ăn nào trong suốt thời gian qua.

- Công tác dinh dưỡng của bệnh viện Bãi Cháy được chia làm 2 bộ phận rõ rệt, đó là bộ phận chuyên môn về dinh dưỡng và bộ phận phục vụ trực tiếp (cung cấp suất ăn và làm các dịch vụ khác về dinh dưỡng). Bộ phận chuyên môn do cán bộ nhân viên Khoa Dinh Dưỡng thực hiện, bộ phận phục vụ do doanh nghiệp tư nhân đấu thầu với bệnh viện đảm nhiệm nhưng chịu sự kiểm tra, giám sát và chỉ đạo về chuyên môn của Khoa Dinh Dưỡng. 

- Bộ phận chuyên môn: 

+ Khám, tư vấn dinh dưỡng, xây dựng các thực đơn bệnh lý.    

+ Hướng dẫn, theo dõi tiết chế dinh dưỡng

+ Kiểm tra, giám sát thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Tổng hợp suất ăn của các khoa báo về đơn vị dịch vụ

- Bộ phận phục vụ:

+ Cung cấp các mặt hàng về ăn uống, giải khát

+ Cung cấp suất ăn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên bệnh viện từ 800 đến 1400 xuất ăn/ngày.

4.2. Tư vấn, tuyên truyền, giáo dục dinh dưỡng: 

- Tư vấn tại khoa phòng điều trị: Khoa cử cán bộ họp bệnh nhân để tư vấn, giải đáp về dinh dưỡng tại các khoa: Nội tiết, Thận tiết niệu, Tim mạch, Hồi sức chống độc, Ung bướu ... Khoa phối hợp cùng phòng khám quản lý đái tháo đường của bệnh viện tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ đến khám định kỳ. 

V. Định hướng phát triển

- Bộ phận khám, tư vấn và xây dựng thực đơn đã xây dựng được quyển thực đơn chế độ ăn bệnh lý cho bệnh và đang được áp dụng tại bệnh viện. Do tích cực trong việc truyền thông dinh dưỡng, triển khai hoạt động dinh dưỡng trên khoa phòng nên đã làm thay đổi nhận thức của các bác sỹ về dinh dưỡng điều trị dẫn đến thay đổi nhận thức về dinh dưỡng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Vì vậy, số lượng bệnh nhân đến khoa để nghe tư vấn dinh dưỡng ngày càng tăng lên. 

- Thực hiện các chế độ cho người bệnh ăn qua sonde được thực hiện rất tốt từ 2014 đến nay

- Dinh dưỡng trong bệnh viện đang ngày được quan tâm, tạo cơ hội phát triển. Thời gian tới, Bệnh viện sẽ có nhiều nghiên cứu mới về dinh dưỡng

- Xây dựng khoa Dinh Dưỡng Tiết Chế ngày càng phát triển theo đúng yêu cầu của Bộ y tế đề ra.

- Xây dựng và phát triển mạng lưới dinh dưỡng trong bệnh viện giúp cho việc trao đổi kiến thức về dinh dưỡng dễ dàng, thuận lợi hơn.