Dấu hiệu, đối tượng nguy cơ và tác hại của bệnh ung thư niệu quản
Niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận. Chiều dài của niệu quản thay đổi theo chiều cao cơ thể, giới tính, vị trí của thận và bàng quang. Trung bình vào tuổi trưởng thành niệu quản dài 25 – 30 cm. Đường kính từ 3 – 4 mm, khi căng khoảng 5 mm.
Ung thư niệu quản là một loại ung
thư hình thành và phát triển tại các tế bào lót bên trong các ống (được gọi là
niệu quản) kết nối từ thận đến bàng quang. Niệu quản là một phần của đường tiết
niệu. Chúng có nhiệm vụ đưa lượng nước tiểu do thận sản xuất đến bàng quang.
Bệnh thường xảy ra ở những
người có tiền sử mắc bệnh ung thư bàng quang. Những người đã được chẩn đoán và
đang điều trị bệnh ung thư niệu quản cũng sẽ có tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng
quang cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.
Ngoài ra bệnh cũng có khả năng xuất
hiện và phát triển mạnh mẽ ở những người lớn tuổi. Khi đó, phẫu thuật là phương
pháp điều trị bệnh cần thiết. Trong một số trường hợp nhất định. Việc điều trị
ung thư niệu quản còn liên quan đến hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai trước
và sau khi phẫu thuật.
1. Các triệu chứng ung thư niệu quản
Tiểu ra máu: Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư niệu quản. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít tùy vào tình trạng vết loét của niệu quản. Đối với nam giới nếu bị ung thư niệu quản, tinh dịch sẽ xuất hiện máu. Số lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít tùy tình trạng bệnh và thể trạng của mỗi người.
Tiểu
rát, khó tiểu: Khi khối u phát triển đến kích thước
lớn sẽ chèn ép lên bàng quang và ống dẫn nước tiểu. Việc này khiến bàng quang
bị kích thích, nước tiểu khó lưu thông. Dẫn đến nó gây đau khi đi tiểu, khó
tiểu, tiểu đứt quãng thậm chí tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu.
Đau
lưng: Dấu hiệu đau lưng, đau hông sẽ xuất hiện khi khối u xâm lấn
làm bít tắc niệu quản. Nước tiểu không thể đào thải ra ngoài trào ngược từ bàng
quang lên thận gây tổn thương thận.
Đau
rát khi đại tiện: Khi khối u phát triển to về phía
sau. Nó sẽ chèn ép lên trực tràng. Nó khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi đại
tiện, táo bón hoặc tiểu chảy từng cơn.
Sưng
bàn chân: Một trong những dấu hiệu của ung thư niệu quản chính là bị
sưng ở bàn chân.
Sụt
cân: Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân rất nhanh. Đây
cũng là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư niệu quản.
2. Đối
tượng nguy cơ mắc Ung thư niệu quản
Rủi
ro bị ung thư niệu quản thường gia tăng ở những đối tượng có những đặc điểm
sau:
Nghiện
thuốc lá: điều đáng báo động đó là có tới 60 - 70% những bệnh nhân
bị ung thư niệu quản có thói quen hút thuốc lá. Như chúng ta vẫn biết, trong
thuốc lá chứa rất nhiều các chất độc hại đe dọa tới sức khoẻ của nhiều cơ quan
trong cơ thể, không chỉ ung thư niệu quản mà còn khiến bệnh nhân bị viêm phổi,
ung thư phổi, mắc bệnh lý về tim mạch,...;
Tuổi
tác và giới tính: thường những người trong độ tuổi từ 50 - 70 phải đối mặt
với nguy cơ bị ung thư niệu quản cao hơn so với những người trẻ tuổi. Ngoài ra
bệnh cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới;
Sống
trong môi trường ô nhiễm: Các chất thải công nghiệp, chất
nhuộm công nghiệp hoặc chất hoá học độc hại như benzidine có trong môi trường
sống sẽ gây nên nhiều tác hại đối với con người, trong đó chúng có thể gây bệnh
ung thư niệu quản;
3. Tác
hại của bệnh ung thư niệu quản
Ung thư niệu quản là một căn bệnh nguy hiểm đối với những ai mắc phải:
- Bệnh gây ra cho người bệnh nhiều đau đớn, đặc biệt
là khi đi tiểu tiện và đại tiện.
- Chúng khiến cho sức khỏe của người bệnh sụt giảm,
sức đề kháng suy yếu và dễ dẫn đến mắc phải các căn bệnh khác.
- Nếu không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ
khiến việc điều trị rất khó khăn, kém hiệu quả.
Vì vậy khi gặp các triệu chứng như tiểu ra máu, đau rát khi đại tiện, đau rát và khó tiểu, cơ thể mệt mỏi… thì bạn nên đến bệnh viện để khám. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian, chi phí điều trị rất nhiều.
Minh Khương