Những biến chứng hay gặp ở bệnh thủy đậu
Được biết đến như một bệnh lành tính, tuy nhiên, bệnh thủy đậu nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khám cho bệnh nhân mắc Thủy đậu.
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm gây
ra bởi virus thuộc họ Herpesviridae có tên khoa
học là Varicella Zoster (VZV). Bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, đặc biệt là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ
mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí gây tử
vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị bệnh.
Bệnh
thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp do hít phải những giọt nước bọt, nước mũi của người bệnh bắn
ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi, chảy nước mũi …ngoài ra, bệnh có thể lây qua
tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ (khăn, cốc, bát, tay vịn cầu thang…) và lây truyền
từ mẹ sang con qua nhau thai và trong khi đẻ.
Thủy
đậu là bệnh lành tính sẽ khỏi sau 1 thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh nào
cũng sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp chữa trị đúng
cách.
Thủy
đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành. Thủy
đậu bội nhiễm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở phủ tạng đe dọa tính
mạng người bệnh nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Ngoài
ra, thủy đậu bội nhiễm còn có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da, gây viêm thanh
quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,… Khi những nốt thủy đậu này lặn
đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi.
Bệnh thủy đậu có thể để lại những hậu quả:
-
Đối với trẻ em: Đây là đối tượng thường mắc thủy đậu nhất
nhiều nhất, chiếm khoảng 90% tỷ lệ mắc bệnh. Khi mắc tình trạng trẻ phát ban
kèm theo sốt, chán ăn, bỏ bú,… do hoại tử, lở loét da thậm chí biến chứng nhiễm
khuẩn máu,… cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người khác, không đi vườn trẻ,
nghỉ học… vì nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh. Một thành viên trong gia
đình mắc thủy đậu có thể lây bệnh cho những người còn lại trong gia đình nếu
chưa có miễn dịch và khả năng lây bệnh đã xuất hiện từ trước lúc trẻ phát ban
da.
-
Đối với người trẻ: Đối tượng này có miễn dịch khá tốt nên
những trường hợp người trẻ mắc thủy đậu thì bệnh thường nặng hơn so với trẻ em,
đặc biệt là biến chứng viêm phổi thủy đậu. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm nhiều
khi người trẻ mắc thủy đậu lại là vấn đề sẹo xấu do thủy đậu để lại. Thủy đậu
thường tạo sẹo lõm sâu, kích thước khá lớn và chủ yếu nằm ở vùng mặt. Những sẹo
này sẽ tồn tại vĩnh viễn gây kém thẩm mỹ về sau.
- Ở
người già: đây là đối tượng hiếm khi mắc thủy đậu do chủ yếu
đã mắc ở giai đoạn trước. Vậy đối tượng này bị ảnh hưởng gì? Bệnh thủy đậu sau
khi lành (hết phát ban) thì virus không đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể mà
còn tồn lưu một lượng ít virus ở hạch thần kinh, chính miễn dịch của cơ thể tạo
ra sau mắc bệnh sẽ giúp ức chế hoạt động của lượng virus này.
Cho
đến lúc già, miễn dịch suy yếu, virus này tái hoạt và gây ra bối cảnh mới trên
lâm sàng: bệnh zona. Bệnh zona là một nỗi
ám ảnh đối với người bệnh đã từng mắc bệnh này vì triệu chứng đau thần kinh khó
chịu và kéo dài dai dẳng. Như vậy nói chung, mắc thủy đậu từ lúc nhỏ sẽ có nguy
cơ bị zona về già.
Phụ
nữ mang thai: Nhiễm virus VZV trong giai đoạn mang
thai có thể ảnh hưởng đến mẹ như viêm phổi, sinh non… và thai nhi (hội chứng
thủy đậu bẩm sinh hoặc thủy đậu sơ sinh). Trẻ sinh ra có thể có sẹo da, kém
phát triển của chi, não, mô mắt… cũng như mắc thủy đậu lan tỏa dẫn đến tỉ lệ tử
vong lên đến 20% trẻ mắc thủy đậu sơ sinh.
Lời khuyên bác sĩ
Bệnh
thủy đậu có thể mang lại những hậu quả về lâu dài, tuy nhiên, thực tế cho thấy
người dân vẫn còn rất thờ ơ với bệnh cho đến lúc phát bệnh mới nhận thức được
tầm quan trọng của việc dự phòng. Minh chứng rõ ràng là hằng năm các cơ sở y tế
vẫn tiếp nhận rất nhiều trường hợp thủy đậu trẻ em cũng như người trưởng thành
đến khám, đặc biệt có trường hợp đã tử vong.
Hiện
đã có vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng
thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
-
Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
-
Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1
lần.
-
Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2
lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
Hiệu
quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được chủng ngừa
vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy
nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng,
nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50
nốt, và thường là không bị biến chứng.
Thời
gian ủ bệnh của thủy đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó,
nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thủy đậu mà có tiếp xúc với bệnh
nhân thủy đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát
huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu.
Minh Khương