Nhiều trẻ nhập viện do rối loạn tâm thần vì nghiện game trong dịp hè
Ở lứa tuổi vị thành niên, do cấu trúc vỏ não chưa ổn định, dễ tổn thương nên gây ra những rối loạn tâm thần khi trẻ "chìm đắm", chơi game vô tội vạ.
Rối loạn tâm thần khi nghiện game
Bác sĩ Phan Bá Thu,
Trưởng khoa Lão – Nhi (Bệnh viện Tâm thần Nghệ An) cho biết, thời gian qua,
khoa tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ bị rối loạn tâm thần do nghiện game.
Đặc biệt, dịp nghỉ hè
các cháu có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, xả stress sau 1 năm học vất vả. Tuy
nhiên, có không ít em dành quá nhiều thời gian cho việc chơi game thay vì tham
gia các hoạt động bổ ích khác.
Hơn nữa, ở lứa tuổi
vị thành niên, do cấu trúc vỏ não chưa ổn định, dễ tổn thương nên gây ra những
rối loạn tâm thần khi trẻ "chìm đắm", chơi game vô tội vạ bất kể thời
gian.
BS Thu thông tin thêm, dấu hiệu dễ nhận thấy
nhất khi trẻ bị rối loạn tâm thần là mất ngủ, ngủ rất ít bởi hầu hết thời gian
trẻ dành cho chơi game. Tiếp đến là mất hứng thú và giảm sự quan tâm khi trẻ
thường chỉ nghĩ đến game mà không quan tâm đến việc khác, bỏ bê việc học, ăn
uống kém.
"Hầu hết, các
cháu vào đây khi có những triệu chứng khá rõ nét như: Rối loạn hành vi (la hét,
tự hủy hoại bản thân…), hoang tưởng, áo giác… thậm chí có trẻ có ý định tự
tử" – BS Thu nói.
Tim đến các hoạt động
bổ ích cho trẻ dịp hè
Theo BS Thu, khi trẻ
có dấu hiệu rối loạn tâm thần do nghiện game thì nên đưa đến các cơ sở y tế
chuyên khoa để khám và điều trị. Đồng thời, quản lý giờ giấc sinh hoạt của trẻ.
Cần thiết, nên cách ly trẻ khỏi môi trường chơi game và hạn chế tiếp xúc với
các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, những ngày
hè, gia đình nên hướng các trẻ có các hoạt động bổ ích như tăng cường các hoạt
động thể lực cho trẻ như: Tham gia các lớp học bơi, chơi các thể thao.
Gia đình, bố mẹ cần
dành nhiều thời gian bên cạnh trẻ vừa để tâm sự để hiểu hơn tâm lý cũng như
mong muốn của trẻ.
Khuyến khích trẻ phát
triển năng khiếu như thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật… Hạn chế cho trẻ xem
tivi, chơi game vô tội vạ.
Nguồn:
Suckhoedoisong.vn