Quốc hội cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực từ 1/1/2023
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp
tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử
dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực
từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược.
Tiếp
tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV,
sáng 9/1/2023, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc
hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số
chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu
làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy
định của Luật Dược.
Kết quả biểu quyết cho thấy, có 468/473 ĐBQH có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,35%), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết.
Các ĐBQH bấm nút thông qua Nghị quyết.
Trước
khi các ĐBQH biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn
Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết.
Bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội
đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết và đã có 48 lượt ý kiến phát
biểu thảo luận ở Tổ, 8 lượt ý kiến phát biểu tại Phiên thảo luận tại Hội trường
và 2 ý kiến bằng văn bản. Đa số ĐBQH tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị
quyết và cơ bản nhất trí với nội dung chủ yếu của dự thảo.
Về tên gọi, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, tên của dự thảo Nghị quyết được chỉnh lý như sau: Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh.
Về
các chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 được tiếp tục thực hiện từ
1/1/2023 đến hết ngày 31/12/2023 (Điều 2), UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu ý
kiến của ĐBQH, tiếp tục rà soát quy định pháp lý liên quan đến việc thanh toán
chi phí phòng, chống dịch để đề xuất sửa đổi, bổ sung (nếu cần thiết). Đồng
thời, xin Quốc hội cho giữ thời điểm kết thúc của các quy định chuyển tiếp là
31/12/2023 và thể hiện trong dự thảo Nghị quyết.
Liên quan đến việc sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm
thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024 (Điều 3), bà
Nguyễn Thúy Anh cho biết, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát và nghiên
cứu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình nghiên cứu xây dựng sửa đổi
Luật Dược.
Về các đề nghị cân nhắc bỏ trường hợp loại trừ thuốc, nguyên liệu làm
thuốc không thuộc trường hợp cần phải tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả theo
kết luận của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm
thuốc theo quy định tại khoản 6 Điều 56 của Luật Dược 2016, UBTVQH đề nghị được
giữ quy định như khoản 1 Điều 3 của dự thảo Nghị quyết và đề nghị Chính phủ
quan tâm chỉ đạo Bộ Y tế giải quyết hồ sơ của các trường hợp này để không xảy
ra tình trạng đủ điều kiện mà không được gia hạn.
Ngoài
ra, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của ĐBQH, tham khảo kinh nghiệm
quốc tế, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu để chuyển phân loại
bệnh từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B và coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành phù
hợp với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam.
Về các ý kiến đề nghị nên xem xét công nhận liệt sĩ đối với người tham
gia công tác phòng, chống dịch chết, UBTVQH đề nghị Chính phủ cần rà soát tổng
thể và thực hiện theo quy định của pháp luật.
UBTVQH cũng ghi nhận ý kiến của ĐBQH và lưu ý Chính phủ nghiên cứu, rà soát, xác định đầy đủ các vướng mắc, khó khăn và thực hiện đồng bộ tổng thể các giải pháp về chính sách, pháp luật, đầu tư, cải cách hành chính, chế độ chính sách và tổ chức thực hiện để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tồn đọng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo SKĐS