Rượu thuốc và những điều cần biết
Thời tiết đã
sang đông, một mùa xuân đang tới, trên mọi nẻo đường không khí tết đã len lỏi tới
mọi ngõ ngách. Mỗi gia đình Việt Nam khi tết đến xuân về các gia đình ngồi đoàn
tụ bên nhau ngoài các món ăn thì có 1 thứ mà luôn xuất hiện đó là rượu. Năm nào
cũng vậy, trước, trong và sau Tết các khoa hồi sức tích cực các bệnh viện luôn
tiếp đón các ca ngộ độc rượu. Đa số các trường hợp trên là do sự thiếu hiểu biết
về rượu thuốc, những điều kiêng kỵ và cấm khi dùng rượu.
Rượu thuốc là
sự kết hợp giữa vị thuốc, bài thuốc YHCT và rượu có 2 tác dụng chính là bổi bổ
cơ thể và hành khí hoạt huyết từ đó có hiệu quả điều trị.
Rượu thuốc có
2 tác cách sử dụng là uống và bôi ngoài, cả 2 cách trên đều có thể gây ra tổn
thương cho cơ thể khi sử dụng sai và quá liều.Trong đời sống hàng ngày nguyên
nhân gây ngộ độc là do rượu uống
1. Rượu
Rượu được người
xưa sản xuất bằng quá trình lên men ( có hoặc không có chưng cất ) của gạo nếp,
gạo tẻ, ngô, mía…Rượu có vị ngọt, cay, đắng, tính thăng, rượu ngâm thuốc hay được
sử dụng là rượu được chưng cất từ gạo nếp, gạo tẻ. Rượu được lựa chọn để ngâm
rượu có nồng đọ từ 30- 45*, tùy thuộc vào bài thuốc vị thuốc mà chúng ta có thể
lựa chọn rượu ngâm có nồng độ cao hơn.
Y học hiện đại
rượu dùng để ngâm có bản chất là rượu ethylic ( cồn thực phẩm). Ngày nay để đáp
ứng nhu cầu sử dụng rượu 1 số cơ sở sản xuất rượu giả đã sử dụng rượu methylic
( cồn công nghiệp) đã pha chế để ngâm rượu từ đó gây ra các hậu quả nghiệm trọng.
2. Thuốc ngâm
Là 1 thành phần
không thể thiếu của rượu thuốc.
Trong đó thuốc
là các vị thuốc YHCT có nguồn gốc từ động vật hay thực vật và có nguồn gốc tự
nhiên.
Lựa chọn vị
thuốc, thang thuốc phải phù hợp với người bệnh; còn khi dùng rượu thuốc bổ thì
phải chú ý xem cơ thể của người dùng khí huyết thịnh hay suy, ngũ tạng lục phủ
hư hay thịnh để từ đó chọn loại rượu thuốc cho phù hợp.
Ngâm rượu là quá trình các tách chiết các hoạt chất có trong vị thuốc, các hoạt chất có trong vị thuốc hòa tan vào rượu. Các vị thuốc nên thu hái, được bào chế để giảm tính độc và tăng tác dụng trong quá trình. Chẳng hạn: "Đinh lăng được chọn là củ từ 3- 7 tuổi, phần lõi của củ không có giá trị chúng ta nên loại bỏ. Phần vỏ, rễ sau khi được tách chúng ta sao vàng sau đó dùng để ngâm" hay "Các loài động vật chúng ta cần lấy đầy đủ nguyên con: Bọ cạp, tắc kè…Có 1 số động vật chúng ta cần phải loại bỏ nội tạng, trước khi đem ngâm"
Hiện nay do sự nhầm lẫn tác dụng của 1 số vị thuốc mà khi uống rượu thuốc không đạt hiệu quả và gây ra các tác dụng không mong muốn: Sâm cau đỏ: lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc hoàn toàn không có tác dụng sinh lý còn Sâm cau đen – tiên mao: bổ thận, cường dương, mạnh gân cốt.
Sâm cau đỏ: lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc hoàn toàn không có tác dụng sinh lý.
Sâm cau đen – tiên mao: bổ thận, cường dương, mạnh gân cốt.
3. Dụng cụ ngâm rượu
Bình dùng để
ngâm rượu thuốc nên dùng bình thủy tinh trung tính; hoặc đồ gốm, sứ đúng tiêu
chuẩn.
4. Thời gian ngâm rượu thuốc
Đối với rượu
thuốc dùng để điều trị ngoài thì thời gian ngâm ngắn ngày để kịp thời cho việc
điều trị (thường ngâm một vài ngày).
Còn với rượu
thuốc bổ thì thời gian ngâm sẽ dài hơn; thông thường là khoảng từ 1-3 tháng là
có thế dùng được, các loại thuốc có nguồn gốc từ động vật thì thời gian ngâm có
thể dài hơn nữa.
5. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm trong quá trình ngâm rượu
Khu vực để
bình rượu ngâm phải được sạch sẽ, thoáng mát.Nhiệt độ môi trường vị trí để là từ
20*--25*.
Độ ẩm không
khí lý tưởng nên vào khoảng từ 30% đến 50%
Ánh sáng mạnh
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình ngâm rượu,đặc biệt là rượu được ngâm trong bình
thủy tinh.
Do rượu để
ngâm có nồng độ cao nên sau khi dung dịch rượu đạt yêu cầu thì chúng ta nên hạ
độ của rượu thuốc để sử dụng để đạt hiệu quả và không faay tác dụng không mong
muốn.
Liều
lượng uống, số lần uống, cách uống: Về liều liệu mỗi lần trung bình từ 20-
30ml, một ngày có thể uống 1-2 lần và uống vào lúc no hay đói tùy theo chỉ định
của thầy thuốc.
6. Rượu thuốc cũng là thuốc nên những người sau không
nên uống rượu
Người nội nhiệt,
gầy yếu vô lực, đạo hãn
Người âm hư hỏa
vượng
Người bệnh mắc
các bệnh như: Viêm gan; xơ gan; viêm loét đường tiêu hóa; lao phổi; động kinh;
tâm thần; bệnh lý tim mạch; tăng huyết áp; các bệnh viêm thận cấp mãn; những
người dị ứng với rượu; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú…
Các loại rượu
thuốc bổ chỉ nên dùng cho người từ tuổi trung niên trở nên và có thể dùng thời
gian kéo dài. Còn rượu thuốc để điều trị thì chỉ dùng đến khi bệnh khỏi.
BsCKI Bùi Đức Quảng